Chuyện Nông dân

Hiểu về phương pháp trồng lúa với Vịt của người đàn ông " Làm thay đổi thế giới "

Hiểu về phương pháp trồng lúa với Vịt của người đàn ông

Có BĐH hỏi Care chuyện " Lúa làm theo phương pháp hữu cơ " có dễ không  ?

Xin thưa cùng CBAC: Việc này dễ rất dễ những cũng khó rất khó ạ

Care xin chia sẻ về câu chuyện của người đàn ông " làm thay đổi thế giới " với phương pháp trồng lúa với vịt tại Nhật Bản, mong sẽ đem lại cảm hứng cho mọi người về lúa hữu cơ.

- Người đàn ông ấy là ai ?
Chính là Takao Furuno (sinh năm 1950) là một nông dân Nhật Bản, doanh nhân xã hội, từ thiện, tình nguyện viện trợ tư nhân, và kiến trúc sư của phương pháp nuôi vịt gạo Aigamo ( Lát nữa Care sẽ nói rõ về phương pháp này ). Ông sống ở Fukuoka Prefecture , Kyushu , Nhật Bản , một phía tây khu vực nông thôn của Nhật Bản . Một nông dân nhỏ, ông là một trong những người đầu tiên để bắt đầu sử dụng phương thức canh tác hữu cơ ở Nhật Bản, bắt đầu vào năm 1978.


Bật mí nhỏ, động lực để đưa trang trại của mình theo phương pháp  canh tác hữu cơ chính là những bài viết trong cuốn sách Im lặng mùa xuân là một cuốn sách khoa học môi trường năm 1962 của Rachel Carson.

- Trồng lúa với vịt là như thế nào ?
Phương pháp của ông Furuno được đặt tên là "Aigamo", theo tên của giống vịt mà ông đưa vào sử dụng. Đây là giống vịt được phối từ vịt trời đực và các giống vịt nội địa khác.

+ Phương pháp Aigamo hoạt động ra sao ?
Sau khi thóc mầm được gieo xuống ruộng lúa đã rào kín, những chú vịt con khoảng 2 tuần tuổi sẽ được thả vào ruộng, theo tỷ lệ khoảng 100 con/mẫu Anh (khoảng 0,4 hécta).


+ Việc này đem lại lợi ích gì ?
* Phân của vịt sẽ là phân bón tự nhiên cho lúa phát triển mà không cần sử dụng đến phân bón hóa học.
* Quá trình hoạt động của Vịt sẽ tăng cường nồng độ Oxy cho đất giúp cây phát triển.
* Vịt sẽ ăn mầm cỏ dại và côn trùng hại cây lúa. 
* Ngoài thả vịt trong lúa còn có thả cá. Chắc hẳn, BĐH sẽ nghĩ ngay thả cá chúng với vịt thì vịt sẽ xơi ngay cá thì làm sao đúng không ? Suy nghĩ này cũng là những lời khuyên của các chuyên gia nông nghiệp khi ông chia sẻ.  Nhưng theo thí nghiệm của Furuno thả cá vào một bồn nước, cho vài chú vịt vào rồi quan sát. Quả đúng như thế, lũ vịt chỉ chăm chú ngụp xuống nước để săn cá. Thế nhưng, khi ông khuấy một ít đất vào bồn nước để tạo môi trường vẩn đục như ở ruộng lúa, thì thật bất ngờ, lũ vịt con chẳng còn màng đến cá nữa.


Một điểm thú vị nữa, Rồi bèo hoa dâu (tên khoa học là Azolla") xuất hiện trong ruộng lúa của ông Furuno. Thường thì người nông dân Nhật Bản diệt loài bèo này theo định kỳ bằng thuốc hóa học. Nhưng ở cánh đồng của ông, bèo hoa dâu được thỏa sức phát triển, vì đây là thức ăn cho cả vịt và cá. Theo ông, nếu biết kiểm soát tốt bèo hoa dâu cũng là một loại thực vật rất hữu ích. Khi ruộng lúa ngập nước, loại bèo này phát triển mạnh để thu nitrogen. Khi ruộng lúa cạn, bèo chết để lại nguồn phân đạm tự nhiên. Bèo hoa dâu chỉ cần nước và không khí để tạo ra chất đạm. Chúng có thể chuyển hóa tới 9 tấn đạm mỗi năm trên một hécta. Ruộng thả bèo hoa dâu đỡ công làm cỏ, nước ruộng lâu khô, đất tơi xốp hơn. Bèo hoa dâu được vớt lên ủ thành phân bón cho hoa màu và làm thức ăn xanh cho chăn nuôi. Ông Furuno cho rằng, những sinh vật này hoàn toàn có thể chung sống hài hòa. Thật tuyệt nhỉ.

- Rủi ro của phương pháp này là gì ?
Phương pháp nào cũng có rủi ro riêng, điều đáng ngại của phương pháp này chính là từ những chú vịt. Các chú vịt cứ chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng sẽ có những nguy hiểm bị săn bởi những chú chó hoặc chim săn mồi. Và để khắc phục hạn chế này, Furuno đã xây dựng lưới chắn, dây điện giăng trong những khoảng thời gian nhất định.


- Hiệu quả của phương pháp này ?
+ Tăng năng suất lúa: Với phương pháp đơn giản mà hiệu quả này, ông Furuno tiết kiệm được khá nhiều tiền mỗi năm. Ông cũng phát hiện ra rằng rễ của những cây lúa trên cánh đồng này lớn gần gấp đôi so với những cây lúa mọc theo phương thức sản xuất cũ. Với bộ rễ càng lớn, cây lúa càng sinh trưởng tốt, và cho năng suất cao. Sản lượng thóc gạo của ông cũng vì thế mà tăng từ 20 - 50% so với trước đó.

+ Tăng giá trị sản phẩm: Furuno đã tiếp thị thành công gạo vịt, mà bây giờ bán giá cao từ 20-30% so với gạo thông thường được trồng ở Nhật và các nước khác.

+ Tăng giá trị trên cùng 1 diện tích canh tác: Ông thu lợi nhuận từ lúa cả vịt thịt và cá nữa.

+ Và hơn hết là bảo vệ sức khỏe của chính gia đình ông Furuno, những người lao động tham gia sản xuất. Cùng với đó là bảo vệ sức khỏe người dùng gạo vịt. Đó là lợi ích cao nhất mà phương pháp này mang lại.

Phương pháp canh tác của ông Furuno không chỉ hiệu quả trong việc trừ sâu bệnh và cỏ dại mà còn tạo điều kiện cho người nông dân thu được không chỉ gạo mà còn nhiều sản phẩm khác trên cùng một mảnh ruộng, giúp họ tiết kiệm được thời gian đáng kể để đầu tư cho các hoạt động sản xuất khác. Ở Nhật Bản, có khoảng 10.000 nông dân đang áp dụng phương thức sản xuất của ông Furuno. Phương pháp canh tác này cũng được nhiều quốc gia có ngành nông nghiệp lúa nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin đưa vào ứng dụng.

Sáng kiến của ông Furuno đã đưa ông đến với nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm canh tác. Cuốn sách "Quyền lực của vịt" của ông, xuất bản năm 2010, đã thu hút sự quan tâm của hơn 75.000 nông dân ở nhiều nước trên thế giới. Nông trại của ông Furuno thường xuyên nhộn nhịp các đoàn sinh viên trong và ngoài nước đến thực tập. Ông Furuno cũng được vinh danh trong cuốn sách "80 người làm thay đổi thế giới" của hai tác giả Sylvain Darnil và Mathieu Le Roux, với tư cách là người tiên phong trong việc ứng dụng nông nghiệp hữu cơ - hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi, mang lại các nông sản hoàn toàn sạch, có giá trị kinh tế cao và rất thân thiện với môi trường.

- Ở Việt Nam thì sao ?

Với lợi thế các đồng bằng rộng lớnvà vịt cũng đầy đồng, Care tin phương pháp này hoàn toàn có thể ứng dụng tại nước ta khi được các đơn vị quan tâm và cải tiến phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam. Một số mô hình tương tự nhưng chưa có giải pháp triệt để và ứng dụng như trồng lúa cùng việc thả cả tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 

Nhà Care cũng có " duyên " với hình thức này với phương pháp sen canh nuôi tôm sú càng xanh với ruộng lúa để tạo ra những hạt gạo lứt đỏ và gạo trắng ( Gạo trắng chà sơ ) hoàn toàn tự nhiên vẫn được BĐH tin tưởng ủng hộ. BĐH quan tâm có thể xem chi tiết các sản phẩm bên dưới.

Cảm ơn BĐH đã đọc bài viết cùng Care.
Chúc BĐH sức khỏe tâm an.

Bài viết có sử dụng thông tin từ:
- web-japan. org
- baobacgiang. com. vn

Đang xem: Hiểu về phương pháp trồng lúa với Vịt của người đàn ông " Làm thay đổi thế giới "

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng