Chuyện Nông dân

Triết lý hạnh phúc của một anh nông dân: Cuộc đời vốn đơn giản lắm, sao phải khiến nó trở nên phức tạp

Triết lý hạnh phúc của một anh nông dân: Cuộc đời vốn đơn giản lắm, sao phải khiến nó trở nên phức tạp

Ta làm việc chăm chỉ vì ai? Vì sao phải tự biến cuộc sống trở nên khó khăn tới vậy? Jandai cho rằng điều đó thật không bình thường. Và anh đơn giản chỉ muốn là một người bình thường mà thôi!

Trong một bài phát biểu trên chương trình TedTalk vào năm ngoái, anh nông dân Jon Jandai đến từ Thái Lan đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng về triết lý sống bình thường và giản đơn của mình. Dưới đây là đoạn trích dẫn lại bài phát biểu của Jon Jandai:

Dù đến từ một ngôi làng nhỏ nghèo ở Thái Lan, anh nông dân Jon Jandai kể rằng mọi thứ với anh đều vui vẻ và dễ dàng. Tuy nhiên khi có TV, nhiều người tới đến làng của anh hơn và họ nói với người dân dlangf Jandai rằng: “Các bạn nghèo quá, các bạn phải theo đuổi thành công. Các bạn cần phải tới Bangkok, nơi đó có thể giúp các bạn theo đuổi được thành công trong đời”.

Khi nghe được những lời đó, tâm trạng tôi rất tệ, tôi nghĩ rằng mình cần phải tới Bangkok ngay. Nhưng khi đến được Bangkok rồi, tôi không cảm thấy vui vẻ cho lắm.

Bạn phải học, nghiên cứu rất nhiều và làm việc thật sự chăm chỉ. Có như vậy bạn mới có thể đạt được thành công. Tôi đã phải làm việc rất vất vả, ít nhất 8 riếng một ngày nhưng tất cả những gì tôi có thể ăn chỉ là một tô mì mỗi bữa, một đĩa cơm chiên hay đại loại như thế.

Phòng trọ của tôi cũng rất khổ sở, rất nhiều người cùng phải chia sẻ một căn phòng chật hẹp, rất nóng nực. Tôi bắt đầu băn khoăn vì sao mình phải làm việc rất chăm chỉ mà cuộc sống vẫn quá khó khăn đến vậy. Liệu có điều gì đó không đúng không?

Tôi tự thấy mình đã làm được khá nhiều việc nhưng lại vẫn không đủ sống. Sau đó tôi cố gắng học, học thật chăm chỉ tại trường đại học. Nhưng việc này cũng thật khó khăn bởi học đại học rất chán. Khi nhìn vào danh sách các môn học ở đại học, đa phần đều là những kiến thức hủy diệt và vô ích đối với tôi.

Nếu học về chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hay kỹ thuật có nghĩa là bạn sẽ hủy hoại nhiều hơn. Càng xây dựng nhiều thì môi trường sẽ càng bị hủy hoại, tàn phá nặng nề. Vùng đất nông thôn hiền hòa sẽ được lấp đầy bởi bê tông với tần suất ngày một nhiều hơn. Còn nếu là chuyên ngành khoa học nông nghiệp, có nghĩa là bạn sẽ học cách đầu độc vùng nước và vùng đất.

Con người đang tìm cách hủy hoại mọi thứ, tôi cảm thấy mọi việc chúng ta làm đều đang quá phức tạp và tàn nhẫn. Chúng ta đang tự khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Khi chứng kiến và nhận ra tất cả những điều đó, tôi thấy rằng cuộc sống quá khó khăn và tôi thật sự thất vọng.

Tôi bắt đầu nghĩa lại vì sao mình phải tới Bangkok?

Ở quê hương tôi, không ai làm việc 8 tiếng một ngày cả, mọi người đều chỉ làm khoảng 2 tháng mỗi năm. Vụ cấy diễn ra trong 1 tháng, và 1 tháng thu hoạch nữa. Chúng tôi có 10 tháng nhàn rỗi. Ban ngày mọi người đều được ngủ trưa và sau khi thức dậy, họ bắt đầu cùng trò chuyện, con rể anh thế nào, vợ anh ra sao…

Cũng bởi có nhiều thời gian rảnh rỗi nên họ có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn, từ đó, họ có thể hiểu bản thân nhiều hơn và họ thấu hiểu rõ nhất mình muốn gì trong cuộc đời này. Nhiều người sẽ nhận ra họ đơn giản muốn được hạnh phúc, muốn yêu thương và tận hưởng cuộc sống.

Tôi cảm thấy có điều gì đó không đúng với cuộc đời mình. Tôi không thể sống theo cách này nữa. Tôi quyết định bỏ học và trở về quê hương.

Khi trở về, tôi bắt đầu khai khẩn mảnh đất hoang rộng chừng một mẫu để trồng rau và lúa. Tôi đào thêm 2 ao thả tôm cá. Một năm, tôi thu hoạch được 4 tấn lúa, trong khi cả nhà 6 người không ăn hết nửa tấn. Tất cả lương thực và thực phẩm dư thừa đều được đem đi bán.

Thời gian một năm chỉ mất 2 tháng vất vả, còn lại thì nhàn hạ, TÔI THẤY CUỘC SỐNG THẬT DỄ DÀNG.

Tiếp đó tôi nghĩ tới việc mình cần có một căn nhà. Nhưng làm sao có thể có nhà trong khi ngay cả những người bạn học giỏi nhất trong lớp của tôi cần tới 30 năm làm việc chăm chỉ, có bằng đại học và một công việc tốt mới có được.

Trắng da dễ dàng bằng bột đậu đỏ

Tuy nhiên, tôi bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một căn nhà bằng đất. Mỗi ngày tôi làm việc từ 5 giờ sáng đến 7 giờ chiều, trong vòng chưa đầy 3 tháng tôi đã xây xong một căn nhà.

Trong khi đó, một người bạn của tôi, người học giỏi nhất lớp cũng cần 3 tháng để có một căn nhà nhưng sau đó, anh ta cần tới 30 năm để trả nợ hết số tiền nợ.

Như vậy, so với anh ấy, tôi có 29 năm và 10 tháng rảnh rỗi, tôi tiếp tục xây thêm nhiều căn nhà đất khác và trang trí nội thất cho nó. Tôi thấy cuộc sống thật dễ dàng.

Tôi bắt đầu nghĩ đến việc có thể sẽ bị bệnh mà tôi lại không có nhiều tiền. Chính vì thế tôi đã dành thời gian để học những cách chưa bệnh đơn giản nhất, cần thiết nhất. Từ đó tôi không còn sợ hãi nữa. Tôi cảm thấy cuộc sống thật dễ dàng và tự do.

Cuối bài phát biểu, Jandai khẳng định rằng đây rõ ràng là thời kỳ văn minh nhất của loài người. Có rất nhiều người tốt nghiệp đại học, có quá nhiều người thông minh trên thế giới nhưng sao cuộc sống cứ trở nên khó khăn hơn.

Ta làm việc chăm chỉ vì ai? Vì sao lại khiến cuộc sống trở nên khó khăn tới vậy? Jandai cho rằng điều đó thật không bình thường. Và anh đơn giản chỉ muốn là một người bình thường mà thôi!


Phương Linh


Theo Trí Thức Trẻ/TEDTalk

Đang xem: Triết lý hạnh phúc của một anh nông dân: Cuộc đời vốn đơn giản lắm, sao phải khiến nó trở nên phức tạp

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng